Trong series bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn tìm hiểu, tự học CSS3 từ những thứ cơ bản nhất cho đến cả các kỹ năng CSS nâng cao.
CSS là gì?
CSS là công nghệ quan trọng được sử dụng trong thiết kế trang web.
CSS là viết tắt của Cascading Style Sheets.
Nó là ngôn ngữ biểu định kiểu chuẩn được sử dụng để mô tả bản trình bày (nghĩa là bố cục và định dạng) của các trang web.
Trước khi có CSS, gần như tất cả các thuộc tính để trình bày trang web được chứa trong HTML (cụ thể là bên trong các thẻ HTML).
Tất cả các màu phông chữ, màu nền, sắp xếp các thành phần, đường viền và kích thước phải được mô tả rõ ràng trong HTML.
Do đó, việc lập trình các trang web lớn đã trở thành một quá trình lâu dài và tốn kém, vì thông tin về trình bày được lặp đi lặp lại vào mỗi trang của trang web.
Để giải quyết vấn đề này, CSS được World Wide Web Consortium (W3C) giới thiệu vào năm 1996 (cũng là tổ chức duy trì tiêu chuẩn của nó).
CSS được thiết kế để cho phép tách biệt phần kiểu dáng ra khỏi HTML.
Bây giờ, các lập trình viên web có thể chuyển thông tin định dạng của các trang web sang một file riêng biệt.
Làm như thế, chúng ta có file HTML đơn giản hơn nhiều và khả năng bảo trì tốt hơn.
CSS3 là phiên bản mới nhất của đặc tả CSS. CSS3 bổ sung một số tính năng và cải tiến kiểu dáng mới để tăng cường khả năng trình bày website.
Lưu ý: Hướng dẫn tự học CSS này sẽ giúp bạn tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản của ngôn ngữ CSS3 mới nhất, từ các chủ đề cơ bản đến nâng cao từng bước. Nếu bạn là người mới bắt đầu, hãy bắt đầu với theo từng bài viết một và dần dần chuyển sang bài bài tiếp theo.
CSS có thể làm gì?
Chỉ cần làm việc tốt với CSS thì bạn có thể kiếm rất nhiều tiền. Bạn hiểu ý mình chứ?
Có rất nhiều điều bạn có thể làm với CSS.
- Bạn có thể dễ dàng áp dụng các kiểu dáng trên các phần tử.
- Bạn có thể kiểm soát việc code css của cả một dự án bằng một file css duy nhất.
- Bạn có thể trình bày cùng một trang khác nhau trên các thiết bị khác nhau.
- Bạn có thể tạo các trạng thái động của các phần tử như hover, focus, v.v.
- Bạn có thể thay đổi vị trí của một thành phần trên trang web mà không cần thay đổi HTML.
- Bạn có thể thay đổi hiển thị các thành phần HTML hiện có.
- Bạn có thể chuyển đổi các phần tử như tỷ lệ, xoay, nghiêng, v.v. trong không gian 2D hoặc 3D.
- Bạn có thể tạo hiệu ứng animation và chuyển tiếp mà không cần sử dụng bất kỳ JavaScript nào. (Tham khảo: Học CSS Animation)
- Bạn có thể tạo phiên bản in thân thiện của các trang web của bạn.
Danh sách không kết thúc ở đây, có nhiều điều thú vị khác mà bạn có thể làm với CSS. Bạn sẽ tìm hiểu về tất cả chúng một cách chi tiết trong các chương sắp tới.
Ưu điểm điểm khi sử dụng CSS
Ưu điểm lớn nhất của CSS là cho phép tách biệt kiểu dáng và bố cục khỏi nội dung của tài liệu. Dưới đây là một số lợi thế, tại sao người ta nên bắt đầu sử dụng CSS?
Ưu điểm #1: Sử dụng CSS Tiết kiệm nhiều thời gian
CSS cung cấp rất nhiều tính linh hoạt để đặt các thuộc tính kiểu của một phần tử. Bạn có thể viết CSS một lần.
Và sau đó cùng một mã có thể được áp dụng cho các nhóm phần tử HTML và cũng có thể được sử dụng lại trong nhiều trang HTML.
Ưu điểm #2: Sử dụng CSS giúp bảo trì dễ dàng
CSS cung cấp một phương tiện dễ dàng để cập nhật định dạng của tài liệu và để duy trì tính nhất quán trên nhiều tài liệu. Bởi vì nội dung của toàn bộ các trang web có thể được kiểm soát dễ dàng bằng cách sử dụng một hoặc nhiều biểu định kiểu.
Ưu điểm #3: Sử dụng CSS giúp trang tải nhanh hơn
CSS cho phép nhiều trang chia sẻ CSS với nhau, giúp giảm độ phức tạp và lặp lại trong nội dung cấu trúc của trang web.
Nó giảm đáng kể kích thước tệp, và làm cho tốc độ tải trang nhanh hơn.
>> Kiểm tra tốc độ tải trang tại đây!
Ưu điểm #4: Sử dụng CSS cho phép trình bày đa dạng hơn.
CSS có khả năng trình bày đa dạng hơn rất nhiều so với HTML và cung cấp khả năng kiểm soát tốt hơn nhiều đối với bố cục của các trang web.
Vì thế, bạn có thể có cái nhìn tốt hơn nhiều về tổng thể và dễ dàng xử lý khi lập trình.
Ưu điểm #5: Sử dụng CSS giúp trang web tương thích nhiều thiết bị
CSS cũng cho phép các trang web được tối ưu hóa cho nhiều loại thiết bị (người ta gọi là responsive).
Khi sử dụng CSS, cùng một file HTML, chúng ta có thể trình bày nó theo các kiểu xem khác nhau cho các thiết bị kết xuất khác nhau như máy tính để bàn, điện thoại di động, tivi..v.v.
Note: Bây giờ hầu hết các thuộc tính HTML đang được khuyến cáo là không nên sử dụng. Vì thế, thông thường, bạn nên sử dụng CSS càng nhiều càng tốt để tăng khả năng thích ứng trang web và khả năng tương thích với các trình duyệt hiện đại.
Series hướng dẫn tự học CSS này bao gồm những gì?
Loạt bài hướng dẫn tự học CSS này bao gồm tất cả các nguyên tắc cơ bản của CSS, bao gồm:
- CSS Selector
- Các thuộc tính màu sắc, nền, phông chữ…
- Các liên kết, danh sách, bảng…
- … cũng như khái niệm về CSS box model, …
Khi bạn cảm học được CSS cơ bản, bạn sẽ chuyển sang cấp độ tiếp theo:
- Cách đặt thiết lập kích thước và căn chỉnh các yếu tố
- Phương pháp định vị các phần tử trên trang web
- Xử lý hình ảnh
- Các khái niệm về đơn vị tương đối và đơn vị tuyệt đối
- Mô hình định dạng trực quan, hiển thị và khả năng hiển thị
- Các lớp, lớp giả và các thành phần
- Đa phương tiện…
Cuối cùng, bạn sẽ được học về một số tính năng nâng cao được giới thiệu trong CSS3 như:
- Gradient color
- Hiệu ứng drop shadow, 2D và 3D
- Độ trong suốt
- Cũng như phương pháp tạo hiệu ứng chuyển tiếp (transition) và hiệu ứng hoạt hình (animation)
- Bố cục flex (Tham khảo: Tự học Flexbox)
- Hiệu ứng filter
- Khái niệm phương tiện Media queries, và nhiều hơn nữa….
Bắt đầu tự học CSS ngay thôi
CSS rất thú vị, và rất dễ để bắt đầu học lập trình web.
Mỗi bài trong series hướng dẫn tự học CSS này chứa rất nhiều ví dụ CSS trong thế giới thực mà bạn có thử làm lại ngay lập tức. Những ví dụ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm hoặc chủ đề về CSS.
Nó cũng sẽ bao gồm những cách viết CSS thông minh cũng như các mẹo hữu ích và ghi chú quan trọng.
Bắt đầu tự học CSS ngay thôi!
Học tiếp: Nhập môn CSS
Đọc thêm: Giới thiệu series tự học PHP